Trẻ sơ sinh bị khò khè: Nguyên nhân và cách chữa

Trẻ sơ sinh bị khò khè là dấu hiệu vấn đề sức khỏe đường hô hấp của bé. Mẹ đừng quá lo lắng vì đây là vấn đề khá phổ biến trong những năm tháng đầu đời của con. Để tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị tình trạng này, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.

Biểu hiện khi trẻ sơ sinh bị khò khè

Thở khò khè là biểu hiện của tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp dưới. Đường hô hấp của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện hoàn toàn và còn nhạy cảm, do đó dễ bị tắc, tăng tiết dịch, sưng viêm hay phù nề, co thắt. Những điều này làm cản trở đường thông khí trong phế quản và phế nang dẫn đến những âm thanh lạ, báo hiệu bé đường hô hấp dưới của trẻ đang có vấn đề.

Thở khò khè là những tiếng thở lớn, có âm sắc trầm, rít, giống tiếng ngáy. Để kiểm tra chắc chắn tình trạng này, mẹ có thể đưa tai đến gần miệng bé lúc bé nằm im để nghe kỹ tiếng thở, tránh nhầm lẫn với tiếng bé khụt khịt do nghẹt mũi thông thường. Nếu mẹ không chắc chắn tiếng thở của bé là bình thường thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị khò khè thường đi kèm với những biểu hiện như: thở dốc, thở không đều, bé khó thở, ho, khàn giọng, nghẹt mũi, sốt.

bị khò khè là dấu hiệu của viêm đường hô hấp dưới
bị khò khè là dấu hiệu của viêm đường hô hấp dưới

Nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh bị khò khè

Khi phát hiện trẻ sơ sinh thở khò khè, bên cạnh việc điều trị cho bé, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để có biện pháp chăm sóc phù hợp và kịp thời. Các nguyên nhân chính làm bé thở khò khè bao gồm:

Thở khò khè do hen suyễn

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây thở khò khè ở trẻ nhỏ. Hen suyễn là bệnh mang yếu tố di truyền, thường gặp ở những trẻ nhỏ có bố mẹ hoặc ông bà mắc bệnh hen suyễn. Trẻ sẽ có những cơn khó thở, khò khè do đường thông khí phế quản bị có thắt mạnh, sưng  hoặc viêm khi bị kích thích bởi những yếu tố gây kích ứng niêm mạc mũi như: phấn hoa, bụi bẩn, vi khuẩn, lông chó mèo.

Thở khò khè do dị ứng

Niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh còn non yếu, nhạy cảm. Khi các yếu tố gây dị ứng xâm nhập vào mũi của trẻ, kích thích các tế bào miễn dịch trong xoang mũi, tạo ra các chất hóa học làm bé bị nghẹt mũi, khó thở hay thở khò khè.

Trẻ sơ sinh bị khò khè do dị ứng chủ yếu do nguyên nhân trẻ bị lạnh. Không khí lạnh qua đừng thở của bé, ảnh hưởng đến phổi và các phế nang, gây cảm cúm và viêm nhiễm đường hô hấp. Ngoài ra, các yếu tố có khả năng cao gây dị ứng cho trẻ bao gồm: phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, khói thuốc lá.

Thở khò khè liên quan đến bệnh trào ngược thực quản

Trào ngược thực quản ở trẻ sơ sinh là tình trạng sữa, không khí, acid, muối mật từ dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản. Đây là tình trạng thường gặp ở 50% số trẻ sơ sinh và sẽ dần được cải thiện khi bé lớn lên.

Tuy nhiên, ở một số trẻ, acid từ dạ dày gây kích ứng, sưng viêm niêm mạc thực quản. Thực quản sưng chèn ép vào khí quản, cản trở đường thông khí thở của trẻ, tạo ra các âm thanh khò khè khi thở. Ngoài ra, do khí quản và thực quản thông nhau; lượng acid dạ dày từ thực quả có thể lây sang khí quản, xuống phổi và làm tổn thương đường thở của trẻ.

Thở khò khè do nhiễm trùng đường hô hấp

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Vi khuẩn và vi rút xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ dễ dàng gây ra tình trạng nhiễm trùng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi. Nhiễm trùng đường hô hấp thường có biểu hiện sưng viêm, phù nề niêm mạc, tăng tiết dịch nhầy. Đường thở của trẻ bị chèn ép và gây ra những tiếng thở khò khè.

Trẻ bị viêm phế quản, viêm phổi là nguyên nhân khiến bé bị khò khè
Trẻ bị viêm phế quản, viêm phổi là nguyên nhân khiến bé bị khò khè

Ngoài ra, bé bị khò khè còn bởi một số nguyên nhân hiếm gặp khác như:

  • Các bệnh lý: Phù phổi, lao, dị vật đường thở.
  • Dị tật bẩm sinh đường hô hấp: hẹp khí quản, u hạch cạnh phế quản.

Trong các trường hợp này, trẻ thường có biểu hiện thở khò khè, khó thở dai dẳng, kéo dài. Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết cách chăm sóc con tốt nhất.

Cách chữa khi trẻ sơ sinh bị khò khè

Trẻ sơ sinh bị khò khè do nguyên nhân hen suyễn hay nhiễm trùng đường hô hấp cần được đưa ngay tới bác sĩ để được điều trị nhanh chóng. Đối với những trẻ sơ sinh bị khò khè do trào ngược thực quản hay do dị ứng, mẹ có thể chủ động chăm sóc tại nhà bằng những cách làm sau:

Vệ sinh mũi sạch sẽ, nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Vệ sinh mũi cho bé là việc các mẹ nên làm hàng ngày khi bé có vấn đề về đường hô hấp. Việc này có tác dụng cải thiện triệu chứng khó thở do khả năng rửa sạch dịch nhầy cản trở đường thở, làm ẩm và làm dịu niêm mạc mũi của trẻ. Bên cạnh đó, vệ sinh mũi cho bé sẽ loại bỏ nguyên nhân gây viêm như: bụi bẩn, vi khuẩn và những chất gây kích ứng ra khỏi niêm mạc mũi, tạo điều kiện cho sức khỏe bé hồi phục nhanh chóng.

Để vệ sinh mũi cho bé, mẹ nên chuẩn bị một chiếc khăn sạch và nước muối sinh lý 0.9% Natri Clorid. Dung dịch này có đẳng trương với dịch cơ thể, do đó, dễ dàng len lỏi, thấm sâu vào các hốc mũi và tuyệt đối an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sau đó, mẹ thực hiện rửa mũi cho con lần lượt theo các bước:

  • Đặt bé nằm và kê cao đầu bé để hạn chế dịch rửa mũi tràn sâu vào trong, xuống họng, gây sặc cho bé.
  • Nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào một bên lỗ mũi của bé.
  • Dùng tay bóp nhẹ dọc sống mũi trẻ để đẩy dịch nhầy trong mũi ra ngoài. Nếu dịch nước mũi của bé đặc, nhiều; mẹ có thể dùng dụng cụ hút dịch mũi để loại bỏ bớt dịch mũi cho bé.
  • Dùng khăn lau sạch dịch mũi và vùng xung quanh mũi của trẻ.
  • Thực hiện tương tự với bên lỗ mũi còn lại.

Việc vệ sinh mũi cho con không đúng cách dễ dẫn tới tình trạng sặc, và làm bé sợ hãi. Để hạn chế tình trạng này, các mẹ nên nhớ theo tác nhẹ nhàng, cẩn thận, kê cao đầu trẻ, và chỉ sử dụng 2-3  giọt nước muối sinh lý cho mỗi bên mũi của trẻ.

Với 100% nước muối tinh khiết, 0% chất bảo quản, nước muối sinh lý Fysoline Hồng là lựa chọn hàng đầu của triệu mẹ Việt để vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn vô trùng cao nhất, tuyệt đối an toàn cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi.

Giữ ấm cho trẻ.

Giữ ấm là cách  giúp mẹ cải thiện tình trạng thở khò khè do trẻ bị dị ứng với thời tiết lạnh gây viêm phổi, viêm phế quản. Đặc biệt, vào mùa đông, mẹ nên quấn khăn ấm cần thận cho con, tắm nước ấm,  tránh cửa sổ nhiều gió lạnh và hạn chế đưa bé ra ngoài.

Trẻ sơ sinh chưa có khả năng nói chuyện. Mẹ quấn nhiều khăn, hay mặc quá nhiều áo cho bé sẽ làm bé bị nóng với biểu hiện là quấy khóc, toát mồ hôi. Mồ hôi không thể thoát ra ngoài có thể thấm ngược vào trong cơ thể, làm trẻ bị lạnh và viêm phổi.

Vì vậy, khi quấn khăn cho con, mẹ nên quan sát và chú ý phản ứng của trẻ. Vào mùa hè, mẹ nên chọn những quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để trẻ không bị lạnh, từ đó hạn chế tình trạng thở khò khè cho bé.

Cho bé bú sữa nhiều hơn.

Trừ trường hợp bé bị trào ngược thực quản, mẹ nên cho bé bú sữa nhiều hơn khi bé thở khò khè. Việc cho bé bú nhiều khi bé bị trào ngược thực quản sẽ làm sữa đầy trong bụng bé, vượt quá dung tích dạ dày. Sữa và dịch dạ dày trong bụng bé sẽ bị đẩy ngược ra ngoài.
Bé thở khò khè thường đi kèm với nghẹt mũi, khó thở. Chính vì thế, bé hay thở bằng miệng và làm mất nước nhiều sau mỗi lần thở ra. Trẻ bị mất nước sẽ khát, khô họng, rát họng, làm bé khó chịu. Mẹ nên bù nước cho bé bằng cách cho bé bú đủ sữa hàng ngày. Ngoài ra, sữa mẹ sẽ có đầy đủ chất dinh dưỡng cho con, đồng thời, tăng cường hệ miễn dịch bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ.

Mẹ có thể tham khảo lượng sữa đủ cho con theo từng tháng theo bảng sau đây:

Tháng tuổi Lượng sữa ăn/ lần Cữ bú/ ngày. 
1 tháng tuổi 35- 60 ml 6 – 8 lần / ngày
2 tháng tuổi 60 – 90 ml 5 – 7 lần / ngày
3 tháng tuổi 60 – 120 ml 5 – 6 lần / ngày
4 tháng tuổi 90 – 120 ml 5 – 6 lần / ngày
5 tháng tuổi 90 – 120 ml 5 – 6 lần / ngày
6 tháng tuổi 120 – 180 ml 5  lần / ngày

Mẹ nên lưu ý: Lượng sữa đủ cho mỗi trẻ khác nhau còn tùy thuộc vào cân nặng, chiều cao và tình trạng sức khỏe của mỗi bé. Mẹ nên cân nhắc tất cả những yếu tố này khi cho con bú mẹ hàng ngày.

Massage ngực và cổ cho bé trước khi đi ngủ

Massage ngực và cổ bé với dầu tràm cũng là cách cải thiện tình trạng thở khò khè do lạnh cho bé rất hiệu quả. Tràm trà xoa trên ngực và cổ của bé sẽ giữ ấm và xoa dịu đường hô hấp dưới của bé. Ngoài ra, hương tràm trà trẻ hít vào sẽ làm thông thoáng đường thở của bé, giúp bé thở dễ dàng hơn.

Để massage ngực và cổ cho bé, mẹ chỉ cần chuẩn bị dầu tràm trà, sau đó massage cho bé theo các bước:

  • Đặt bé nằm trên giường. Mở khăn hay quần áo trên người trẻ.
  • Lấy khoảng 1 – 2 giọt tinh dầu tràm trà ra tay mẹ, sau đó, mẹ xoa đều hai lòng bàn tay vào nhau để làm ấm tinh dầu.
  • Xoa tay trên ngực và cổ của bé trong khoảng 1 – 2 phút. Mẹ chỉ nên thao tác nhẹ nhàng. Dùng lực mạnh có thể làm bé đau và không làm tăng hiệu quả cải thiện tình trạng thở khò khè cho bé.
  • Sau khi massage cho bé, mẹ nhớ mặc quần áo và quấn khăn để giữ ấm cho con.

Khi áp dụng phương pháp này cho trẻ sơ sinh. mẹ nên lưu ý thao tác nhanh chóng, tránh trường hợp bé không mặc quần áo bị nhiễm lạnh, nhiễm gió, làm nặng hơn tình trạng của bệnh. Bên cạnh đó, mẹ nên lựa chọn loại tinh dầu uy tín, chất lượng, đảm bảo an toàn với trẻ sơ sinh.

ngực và cổ bé với dầu tràm trà để giữ ấm cho bé
ngực và cổ bé với dầu tràm trà để giữ ấm cho bé

Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh bị khò khè đi khám bác sĩ?

Để bảo vệ sức khỏe cho con, mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ trong những trường hợp sau:

  • Bé nhỏ hơn 3 tháng tuổi: Bé mới chào đời, hệ miễn dịch còn non yếu. Do đó, ngay khi bé thở khò khè kèm sốt, dù chưa có biểu hiện gì nguy hiểm khác mẹ cũng nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ.
  • Bé lớn hơn 3 tháng tuổi: Bé ở độ tuổi này, đã lớn và cứng cáp hơn. Mẹ có thể áp dụng những biện pháp như trên để cải thiện tình trạng bé bị khò khè. Tuy nhiên, nếu sau khoảng 2 – 3 ngày, bệnh không có xu hướng cải thiện, hoặc bé xuất hiện những biểu hiện nặng hơn như:  môi nhạt, da tím tái, vã mồ hôi, ngủ li bì, mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Hy vọng bài viết trên đã giúp mẹ có những thông tin khoa học về chủ đề trẻ sơ sinh bị khò khè. Khi bé bị khò khè, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân để phòng tránh tình trạng này tái phát.

Nguồn: Thư viện tiếng ho

Để lại một bình luận

//Chuyển hướng url khi submit contact form 7